Dòng tiền đang đổ về đâu khi thị trường biến động

Trong khuôn khổ cuộc thi Bất động sản quốc tế khu vực Châu Á tổ chức tại Hong Kong ngày 10/10/2018 vừa qua, Hội đồng cố vấn cũng là Hội đồng giám khảo cuộc thi đã có cuộc trao đổi nhanh về chiến lược đầu tư trong tình hình thị trường có nhiều diễn biến khó lường.
Tại đây, nhiều lãnh đạo của các Tập đoàn đầu tư hàng đầu như Blackstone, Gaw Capital, Baring Equities, Henderson Land, Ernst & Young, HSBC, Anpha Holdings…. trong đó, Ông Michael Dang, Chủ tịch Anpha Holdings, thành viên Hội đồng cố vấn và chủ nhiệm Giám khảo Cornell CUHK Regional Real Estate Competition, Asia đã có chia sẻ về nhận định và định hướng đầu tư thị trường trong cuối 2018 và năm 2019.

Dòng tiền đang đổ về đâu khi thị trường biến động

Cơ hội cho thị trường mới nổi

Trong không khí lo lắng bao trùm của giới đầu tư quốc tế khi hàng loạt chỉ số chứng khoán toàn cầu rớt mạnh, các quỹ đầu tư hàng đầu thế giới lại nhận thấy cơ hội rất lớn tại các quốc gia đang phát triển. Chưa bao giờ thấy được tại một buổi hội đàm quốc tế, đặc biệt tại Hong Kong – thủ phủ tài chính Châu Á, cái tên Việt Nam được nhắc đến nhiều như thế. Càng ngạc nhiên hơn khi Giám đốc điều hành, Chủ tịch các Quỹ đầu tư lại am tường về tình hình phát triển của Việt Nam đến vậy. Sự trỗi dậy của nền kinh tế mới như Việt Nam được các chuyên gia đánh giá rất tiềm năng khi Việt Nam đã hội đủ các điều kiện để trở thành một trung tâm thu hút các tập đoàn sản xuất, đầu tư quốc tế chuyển dịch về.

Bất động sản Việt Nam lọt tầm ngắm của giới đầu tư nước ngoài

Đánh giá về giá bất động sản của Việt Nam đang ở mức sàn của khu vực, các nhà quản trị đều nhận định tiềm năng tăng giá còn rất nhiều để đạt được mức giá của mặt bằng chung khu vực. Sự dịch chuyển của các tập đoàn sản xuất, đầu tư quốc tế sẽ khiến nguồn cầu và giá thuê cho nhóm Văn phòng, căn hộ dịch vụ, trung tâm thương mại có vị trí gần khu công nghiệp phục vụ việc mở rộng hoạt động sẽ tăng vọt trong ngắn và trung hạn. Nhu cầu sống, sinh hoạt, và làm việc tại các vị trí sát với nhà máy, xưởng sản xuất là điều tất yếu khi các thành phố lớn như Tp.HCM, Hà Nội đều có hạ tầng xã hội và mật độ dân số cao tại các khu vực này. Yếu tố kẹt xe tại trung tâm thành phố cũng thúc đẩy phát triển các tiểu đô thị vệ tinh và trung tâm thương mại vệ tinh.


Khu Đông và Nam Sài Gòn trở thành động lực phát triển của nền kinh tế

Các nhà đầu tư quốc tế đều biết đến Việt Nam thông qua hai đô thị vệ tinh chuẩn mực là Khu Đông gồm Q.2, Q.9 và Khu Nam gồm Q.7, Nhà Bè. Cả hai đô thị này đều hội tụ những yếu tố đặc biệt để dẫn dắt sự phát triển kinh tế vùng: (i) có khu công nghệ cao (Q.9), khu công nghiệp (Tân Thuận, Hiệp Phước, Long Hậu) là động lực thu hút vốn đầu tư nước ngoài, lực lượng chuyên gia nước ngoài, công việc làm ổn định; (ii) có hệ thống hạ tầng xã hội sẵn sàng như đô thị Phú Mỹ Hưng (Q.7), trục đô thị Nguyễn Hữu Thọ (Sunrise City, The Park Residence, Park Vista, Saigon South PMH, GS City…), Khu đô thị mới Thủ Thiêm, thành phố thông minh SimCity, Valencia Riverside (Q.2, Q.9);… (iii) tốc độ đô thị hóa cao cùng giá đất và nhà ở còn ở mức thấp tạo tiềm năng lớn trong tăng giá mạnh tương lai.

Dòng tiền đang đổ về đâu khi thị trường biến động


Dự báo dòng vốn lớn từ nước ngoài sắp đổ vào BĐS Tp. HCM

Đại diện các Quỹ đầu tư hàng đầu khu vực và thế giới đều có chung một nhận định Bất động sản của Tp. Hồ Chí Minh, đặc biệt hai khu đô thị vệ tinh, sẽ nhận một lượng lớn vốn đầu tư từ Hong Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. Nguồn vốn này đi vào cả hoạt động đầu tư, phát triển dự án và hoạt động đầu tư nhà, shop thương mại, căn hộ dịch vụ đơn lẻ của các nhà đầu tư cá nhân. Với sự cởi mở của nền kinh tế Việt Nam với quốc tế sẽ càng thúc đẩy xu hướng này. Và rõ ràng, nhà đầu tư bất động sản trong nước đang có lợi thế để tiếp cận nguồn hàng sơ cấp với khả năng tăng giá và chuyển nhượng thứ cấp tạo lợi nhuận ngắn hạn. Điều này đã được minh chứng bằng sự sôi động về thanh khoản và lợi nhuận thu về từ các dự án đầu tư gần đây.

Theo Ánh Dương

Cảm ơn bạn đã like và chia sẻ bài viết này